The King's Great Matter Catherine_xứ_Aragon

Rắc rối từ nhiều phía

Anne Boleyn, đang khát vọng làm Vương hậu.

Vào khoảng mùa xuân năm 1526, Henry VIII bắt đầu để ý đến Anne Boleyn, em gái của một trong những Thị tùng của Catherine, đồng thời cũng là tình nhân của nhà vua, Mary Boleyn. Cả hai chị em nhà Boleyn đều là con gái Sir Thomas Boleyn, một nhà ngoại giao có tiếng đương thời. Trong khi Mary phóng đãng, khi trước còn là tình nhân của Francis I của Pháp, thì Anne lại là một người khôn ngoan trong nghệ thuật giao tiếp, xinh đẹp và thông minh, do đó khiến Vua Henry không thể cưỡng lại[76].

Người ta tin rằng Anne Boleyn đã kháng cự mời gọi của nhà vua vì không muốn trở thành tình nhân như chị mình, bà thường đến Lâu đài Hever để tránh sự dòm ngó của nhà vua. Tuy nhiên chỉ trong vòng 1 năm sau, nhà vua ngỏ lời cầu hôn và Anne chấp nhận, cả hai đều tự tin rằng việc nhà vua ly hôn với Vương hậu Catherine chỉ là vấn đề nhỏ. Sau 7 lần sinh nở với 6 lần chết non và sẩy thai, đến lúc này Vua Henry tin rằng cuộc hôn nhân giữa mình và Catherine là tội lỗi, vì theo Kinh thánh thì việc này là trái đạo và phẩm đức của người phụ nữ. Và dù Catherine quả quyết mình vẫn còn là trinh nữ khi Arthur qua đời, thì Vua Henry vẫn dựa vào Kinh thánh để chỉ ra rằng chỉ việc kết hôn thôi đã là tội lỗi trong mắt Chúa trời, và đổ lỗi cho Giáo hoàng Julius II khi xưa đã "tiếp tay" cho việc này[34]. Những điều này khiến ông muốn tiến hành ly hôn, và muốn trực tiếp tuyên bố Annulment việc hôn nhân giữa mình và Catherine. Lịch sử gọi đấy là 「The King's Great Matter」 hay "Đại sự của nhà Vua".

Ly hôn, trong ngôn ngữ Việt Nam hiện tại chỉ đến người chồng và người vợ đã hết hiệu lực về hôn nhân trên pháp lý và tiến hành chia tài sản. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ Anh, tuy cùng được dịch thành ly hôn hay hủy hôn, nhưng ["Annulment"] rất khác so với ["Divorce"]. Theo "Annulment", thì hôn nhân giữa hai người đã bị xem là không tồn tại, những người con của hai người sẽ bị xem là con ngoại hôn, còn "Divorce" lại xem cả hai đã từng kết hôn và chỉ thực hiện việc phân ly tài sản cùng nghĩa vụ chăm sóc con cái, những người con từ "Divorce" vẫn được xem là con hợp pháp của một hay cả hai người. Và trong trường hợp của Vua Henry, nhà vua muốn "Annulment" cuộc hôn nhân với Catherine, khiến cho con của hai người, Mary, sẽ thành con ngoại hôn (nói thô tục là con hoang) nếu thực sự được chấp nhận.

Việc muốn hủy hôn của Henry VIII với Catherine trở thành một chủ đề lớn và trọng đại bậc nhất lịch sử Anh, việc mà có lẽ bản thân nhà vua cũng không ngờ tới[77]. Điều này càng trở nên gay gắt khi Catherine được nhà vua bí mật gợi ý việc đi tu vào một Tu viện nào đó, bà đã cảm thấy bị xúc phạm và đáp lại:「"Chúa chưa hề kêu gọi ta vào Nữ tu viện. Ta là người vợ đúng nghĩa và hợp pháp của Đức vua!"」[78][79]. Không tiếp nhận sự đồng tình từ bà, Henry VIII quyết định tìm kiếm một chút sự hợp pháp qua Tòa Thánh, mà đại diện của ông là Hồng y Thomas Wolsey sắp đặt. Ban đầu, nhà vua phái thư ký của mình là William Knight đến gặp Giáo hoàng Clement VII để yêu cầu hủy hôn với Catherine, với lý do nền tảng là chất vấn sai lầm của Giáo hoàng Julius II khi xưa. Giáo hoàng Clement VII khi ấy là tù nhân của cháu của Catherine, Hoàng đế Karl V, sau cuộc Cướp phá thành Rome năm 1527, do đó Knight rất khó tiếp cận ông. Do vậy, Henry VIII đành phải đặt chuyện "Đại sự" này vào tay Wolsey, một vị Hồng y tham vọng, tìm thấy cơ hội ảnh hưởng của mình nếu sự việc thành công, nên chấp nhận tìm mọi cách để nhà vua vui lòng.

Legatine Trial

Minh họa "Trial of Catherine of Aragon".

Căn cứ theo kế hoạch và ý nguyện của Henry VIII, Hồng y Wolsey đã triệu tập một Hội đồng tôn giáo, với không ít người của mình và 1 đại diện của Giáo hoàng Clement VII. Sau đó, Hội đồng do Wolsey đứng đầu ra giấy báo yêu cầu Henry VIII và chính Catherine phải đến nhận sự xét xử. Giáo hoàng vì không muốn bất kỳ quyết định nào làm ảnh hưởng nước Anh hay nền chính trị trên thế giới lúc ấy, nên đã gọi người đại diện của mình về. Không rõ bao nhiêu phần là vì Hoàng đế Karl V ảnh hưởng lên Giáo hoàng trong quyết định này, nhưng rất hiển nhiên mà Quốc vương Henry VIII tin rằng Giáo hoàng không muốn chấp nhận hủy hôn là vì Catherine xứ Aragon là dì của Hoàng đế Karl V của Thánh chế La Mã[80].

Vào lúc ấy, Giáo hoàng Clement VII không muốn chọc giận cả Hoàng đế và Vua Anh, nên trì hoãn sự việc đến 3 tháng. Việc kéo dài này khiến Vua Henry và Anne Boleyn tức điên, và nhà vua bắt đầu tin Wolsey không thật sự trung thành với mình. Sau nhiều lần Wolsey liên lạc và thuyết phục, Giáo hoàng Clement VII quyết định ủy cho 2 người giải quyết: bản thân Wolsey và Hồng y Lorenzo Campeggio. Nhưng Hồng y Campeggio đến rất muộn, để đến tháng 6 năm 1529, khiến cho sự việc càng thêm lơ lửng. Sau đó, có một cuộc "phán xét" do Wolsey đứng đầu diễn ra, và sự biên diễn này của Wolsey thất bại nặng nề với thái độ quả quyết của Catherine, đồng thời Vua Henry còn bị Giáo hoàng ra luật cấm tái hôn bất kỳ trường hợp nào cho đến khi có quyết định từ Tòa Thánh.

Sự kiện này được gọi là 「Legatine Court」 hay 「Legatine Trial」 trong lịch sử nước Anh, đây được nhìn nhận là một trong những dấu mốc quan trọng nhất không chỉ của Catherine mà còn với nước Anh.

Thời gian diễn ra sự việc là vào ngày 21 tháng 6 năm 1529 tại Blackfriars, sau khi Hồng y Campeggio đến để giải quyết việc ly hôn này, với tư cách là người đại diện của Giáo hoàng. Trước đó, vào ngày 18 tháng 6, nhà vua và Catherine được triệu tập đến tòa án. Nhà vua đã phái đặc viên Richard Sampson cùng Dr John Bell, nhưng Catherine quyết định tự mình xuất hiện cùng các Thị tùng và một Giám mục, người được chọn để thay bà nói chuyện với tòa án. Henry Ansanger Kelly giải thích rằng Catherine đã rất khôn ngoan khi "nhận thấy rõ điều căn bản rằng, việc bà ở đó và nói bất kỳ điều gì cũng khiến các thẩm phán này lấy đó làm bằng để đưa ra các phán quyết bất lợi. Và điều này cũng không làm giảm đi những tác động ảnh hưởng lên Giáo hoàng". Bà nhận thấy rõ cả hai thẩm phán này đều là người thân cận của nhà vua, cũng như thấy sự bất thường của phiên tòa này trong khi vấn đề vẫn chưa được giải quyết trọng yếu ở thành Rome. Sau đó, phiên tòa đã thu nhận kháng nghị của Catherine, và đến ngày 21 sắp tới sẽ cho bà câu trả lời.

Đến ngày 21 tháng 6 năm ấy, Vua Henry VIII cùng xuất hiện với Catherine tại phiên tòa. Theo như lời của George Cavendish - một người phụ tá cho Hồng y Wolsey, nhà vua mặc một bộ trang phục long trọng, còn Vương hậu thì ngồi ở một chỗ xa và thấp hơn nhà vua. Những người tham gia cuộc phán xử này, gồm Stephen Gardiner là người ghi lại biên bản, Đại Giám mục Canterbury là William Warham, cùng Richard Sampson và Thomas Abel là cố vấn cho nhà vua, trong khi Giám mục Rochester là John Fisher cùng Giám mục St Asaph là Cuthbert Tunstall đều đại diện cố vấn cho Vương hậu. Người ủy nhiệm của Giáo hoàng, đã đọc biên bản chính thức bắt đầu phán xử, cùng lời triệu gọi dành cho nhà vua: [“King Henry of England, come into the court"]. Vua Henry VIII vào và đáp lại: [“Here, my lords"]. Sau đó, lại hô gọi Vương hậu Catherine vào: [“Catherine, Queen of England, come into the court”]. Không đáp lại như nhà vua, Catherine chỉ biểu thị sự hiện diện của mình khi bước vào tóa án, đối diện với nhà vua và quỳ xuống. Vào lúc này, theo học giả David Starkey, Catherine đã làm một bài diễn văn mà đời sau gọi là “the speech of her life”[81], nội dung như sau:

Sir, I beseech you for all the loves that hath been between us, and for the love of God, let me have justice and right, take of me some pity and compassion, for I am a poor woman, and a stranger born out of your dominion. I have here no assured friend, and much less indifferent counsel. I flee to you as to the head of justice within this realm.

Alas! Sir, wherein have I offended you, or what occasion of displeasure? Have I designed against your will and pleasure; intending (as I perceive) to put me from you? I take God ansd all the world to witness, that I have been to you a true, humble and obedient wife, ever comfortable to your will and pleasure, that never said or did any thing to the contrary thereof, being always well pleased and contented with all things wherein you had any delight or dalliance, whether it were in little or much. I never grudged in word or countenance, or showed a visage or spark of discontentation. I loved all those whom ye loved, only for your sake, whether I had cause or no, and whether they were my friends or my enemies. This twenty years I have been your true wife or more, and by me ye have had divers children, although it hath pleased God to call them out of this world, which hath been no default in me.

And when ye had me at first, I take God to my judge, I was a true maid, without touch of man. And whether it be true or no, I put it to your conscience. If there be any just cause by the law that ye can allege against me either of dishonesty or any other impediment to banish and put me from you, I am well content to depart to my great shame and dishonour. And if there be none, then here, I most lowly beseech you, let me remain in my former estate and receive justice at your hands. The King your father was in the time of his reign of such estimation thorough the world for his excellent wisdom, that he was accounted and called of all men the second Solomon; and my father Ferdinand, King of Spain, who was esteemed to be one of the wittiest princes that reigned in Spain, many years before, were both wise and excellent kings in wisdom and princely behaviour. It is not therefore to be doubted, but that they elected and gathered as wise counsellors about them as to their high discretions was thought meet. Also, as me seemeth, there was in those days as wise, as well learned men, and men of as good judgment as be at this present in both realms, who thought then the marriage between you and me good and lawful. Therefore it is a wonder to hear what new inventions are now invented against me, that never intended but honesty. And cause me to stand to the order and judgment of this new court, wherein ye may do me much wrong, if ye intend any cruelty; for ye may condemn me for lack of sufficient answer, having no indifferent counsel, but such as be assigned me, with whose wisdom and learning I am not acquainted. Ye must consider that they cannot be indifferent counsellors for my part which be your subjects, and taken out of your own council before, wherein they be made privy, and dare not, for your displeasure, disobey your will and intent, being once made privy thereto.

Therefore, I most humbly require you, in the way of charity and for the love of God – who is the just judge – to spare me the extremity of this new court, until I may be advertised what way and order my friends in Spain will advise me to take. And if ye will not extend to me so much indifferent favour, your pleasure then be fulfilled, and to God I commit my cause!”

Nội dung của lời diễn văn dài này, là để khẳng định địa vị không sai sót nào của mình khi làm Vương hậu, và thêm khẳng định rằng bà vẫn còn là trinh nữ trước khi kết hôn với Vua Henry VIII - lý do chính yếu khiến nhà vua muốn ly hôn với bà.

Sau khi nói xong, Catherine đứng lên, nhún trước nhà Vua khá từ tốn và bước ra khỏi tòa án, mặc cho Hồng y Wolsey cố gắn ngăn cản bà và ép bà ngồi xuống để tiếp tục cuộc phán xét này. Bà đáp lại rằng: ["Cứ tiếp tục việc của các người. Đây không phải là một phiên tòa công bằng dành cho ta, nên ta cũng chẳng phí thời giờ mà nán lại đây!"]. Sau khi bà đi khỏi, Vua Henry VIII sau mấy phút ngưng thần, đáp lại tòa án với lời nói mà ông đã nói vào năm 1528 tại Cung điện Bridewell khi trước[82]. Cơ bản là tán dương đức tính của Catherine. Việc này khiến Hồng y Wolsey đứng trước nguy cơ là khơi mào cho một phiên tòa ngớ ngẩn, ông ta quay sang nhà vua và xin hãy xác nhận ông ta không phải là "kẻ chủ mưu và khơi mào cho chuyện này", nhưng Vua Henry VIII đáp lại với đầy sự cảnh cáo: ["Này, ngài Hồng y, ta có thể tha thứ cho ngài vào lúc này. Đừng nên chống lại ta"].

Thất bại ê chề, Hồng y Wolsey bị nhà vua nghi ngờ và căm ghét cho sư việc ngớ ngẩn này của mình. Sau đó, ông liên tục bị bãi miễn toàn bộ chức vị từ năm 1529, dần mất đi vị thế của mình tại Anh. Sau phiên tòa thảm hại, Lady Anne Boleyn, người thèm khát ngai vị Vương hậu, từ đồng minh với Wolsey, nay lại bắt đầu thù ghét Wolsey và tìm cách hạ bệ Wolsey cho sai lầm của mình. Đến khi Wolsey bí mật muốn lấy lòng Giáo hoàng mà lên kế hoạch đày ải Anne Boleyn rời khỏi nước Anh, Vua Henry bắt giữ ông và phán vào tội phản quốc. Ông cũng qua đời không lâu, được cho là bị Vua Henry ép phải tự sát[83].

Sự đày ải và những người ủng hộ

Một năm sau (1530), Catherine bắt đầu bị ly khai khỏi triều đình, toàn bộ phòng ốc của bà được để cho Lady Anne Boleyn. Và năm tiếp theo, 1531, Catherine đã viết thư cho Hoàng đế Karl V rằng:

My tribulations are so great, my life so disturbed by the plans daily invented to further the King's wicked intention, the surprises which the King gives me, with certain persons of his council, are so mortal, and my treatment is what God knows, that it is enough to shorten ten lives, much more mine.

.

Nỗi đau của dì quá lớn lao, cuộc sống của dì trôi qua trong dày vò vì những kế hoạch thúc đẩy ý định xấu xa của nhà Vua. Những điều ngạc nhiên mà nhà Vua dành cho dì, cùng với những kẻ nào đó trong Hội đồng, quả thật là cay độc. Những gì mà nhà Vua đối xử với dì, có Chúa chứng giám, rất dễ dàng đoạt đi 10 mạng sống bình thường khác, thế mà chẳng là gì so với sự cay độc cho dì.

— Catherine xứ Aragon viết thư cho Hoàng đế Karl V[84][85]

Khi Đại Giám mục của of Canterbury là William Warham qua đời, một Giáo sĩ làm việc cho nhà Boleyn tên Thomas Cranmer đã được đưa vào thay thế và tiếp tục cùng Vua Henry ngầm tiến hành việc ly hôn với Catherine, mực tiêu đưa Anne Boleyn lên làm Vương hậu[86].

Vào lúc vụ việc của Catherine xảy ra, John Fisher là một trong những người khuyên can nhà vua, đồng thời là người ủng hộ bà nhiều nhất. Khi ông trở thành người đại diện của Giáo hoàng trong triều vì vụ án của bà, ông đã khiến Hội đồng ngạc nhiên vì lời lẽ cực kỳ thẳng thắng, chỉ trích sự suy đồi của nhà vua, y hệt như Thánh Gioan Baotixita, ông đã rất sẵn sàng đón nhận cái chết để bảo vệ cuộc hôn nhân này. Vua Henry đã rất tức giận khi viết thư đáp lại cho Fisher, bức sao chép lại phúc đáp của Fisher dành cho lá thư của nhà vua vẫn còn được giữ lại ngày nay, có thể thấy rõ ông chẳng hề sợ hãi bất kì điều gì từ nhà vua. Và tuy thành Rome đã kết thúc sự đại diện của Fisher sau thất bại của Wolsey, nhưng Henry VIII không bao giờ tha cho ông[87][88].

Ngoài Jisher, những người ủng hộ Catherine trong việc này còn có nhiều nhân vật có địa vị hoặc vang danh trong lịch sử, là Đại Chưởng ấn Thomas More, em gái ruột của nhà vua là Công chúa Mary, Thị tùng người Tây Ban Nha của Catherine là María de Salinas, Hoàng đế Karl V của Thánh chế La Mã, người đứng đầu Công giáoGiáo hoàng Paul III, cùng hai nhà hoạt động cải cách Tin Lành trứ danh, Martin Luther[89]William Tyndale[90].

  • Bức tranh "Henry VIII and Catherine", vẽ bởi họa sĩ B Treil, thế kỉ 19
  • Tranh vẽ thể hiện Catherine cầu xin vua Henry VIII trong phiên tòa, vẽ bởi Henry Nelson O'Neil, thế kỉ 19
  • Bức tranh "Katherine of Aragon Denounced Before King Henry VIII and His Council" của họa sĩ Laslett John Pott, thế kỉ 19

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Catherine_xứ_Aragon http://bartleby.com/344/83.html //books.google.com/books?id=FiXjKTkR0QYC&pg=PA32 //books.google.com/books?id=SS8skdljd44C&pg=PA223 http://www.historyonthenet.com/Chronology/timeline... http://www.katharineofaragon.com/ http://bbs.keyhole.com/ubb/showflat.php?Cat=0&Numb... http://departments.kings.edu/womens_history/cathya... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1139382 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/6387336 http://englishhistory.net/tudor/monarchs/aragon.ht...